Thủ Thừa thực hiện tốt 12/14 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025

13/09/2023 10:03:33AM
Màu chữ Cỡ chữ

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, cả hệ thống chính trị đã nghiêm túc triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, việc triển khai trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn đan xen; kế thừa những thành tựu, kết quả đạt được của nhiệm kỳ trước; phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, thống nhất, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và phấn khởi với thành tựu qua 40 năm tái lập huyện. Đồng thời, huyện cũng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành tỉnh. Bên cạnh đó, huyện gặp không ít khó khăn, thách thức; từ xuất phát điểm thấp, nhu cầu đầu tư lớn; chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài từ đầu nhiệm kỳ đến đầu năm 2022; giá cả vật tư nông nghiệp tăng, đầu ra một số sản phẩm nông sản không ổn định; chính sách tài chính vĩ mô thiếu ổn định; hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn; một số dự án đầu tư trên địa bàn chậm thực hiện, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh còn những mặt hạn chế nhất định.

 

Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội

Nghị quyết Đại hội XII xác định 14 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, môi trường và xây dựng Đảng; đến nay, có 12 chỉ tiêu thực hiện tốt, dự báo đến năm 2025 các chỉ tiêu sẽ đạt và vượt Nghị quyết; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên rõ nét.

Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng tăng khá trong điều kiện chung, bình quân 03 năm từ 2021 - 2023 là 6,32% (Nghị quyết Đại hội là 15%/năm); trong đó, tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp tăng tương ứng là 6,9% - 5,85% - 3,96%.

Công tác lập kế hoạch, quy hoạch được quan tâm chỉ đạo triển khai đáp ứng được yêu cầu kịp thời tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, nhất là công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất, hiện huyện đang thực hiện triển khai 11 dự án quy hoạch.

Sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng các ngành nông, lâm, thuỷ sản ở mức 3,96%/năm. Nông nghiệp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ và có bước phát triển, đang từng bước chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từng vùng; ứng dụng khoa học - kỹ thuật được đẩy mạnh. Diện tích giống kỹ thuật, giống xác nhận: năm 2021 chiếm tỷ lệ 95,17/94% (đạt 101,2% so Nghị quyết), năm 2022 chiếm tỷ lệ 95,2/95% (đạt 100,2% so Nghị quyết), ước đạt đến cuối năm 2023 chiếm tỷ lệ 95,8/95% (đạt 100,8% so Nghị quyết). Việc chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả được thực hiện, các loại cây trồng chủ lực, rau màu của huyện tiếp tục được đầu tư sản xuất theo kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế. Cây chanh diện tích thực hiện 939 ha (chanh không hạt 929 ha), tăng 311,9 ha so với đầu năm 2020, đang giai đoạn cho trái 838,5 ha, giá chanh thấp 4.500 đồng/kg; cây mai vàng diện tích trồng là 747 ha, đang phát triển tốt, giá bán giảm; cây thanh long diện tích hiện tại 70 ha, giảm 302,5 ha so đầu nhiệm kỳ; cây mì diện tích trồng là 173,1 ha, giảm 220,2 ha, so với năm 2020, năng suất bình quân 15 - 17 tấn/ha, giá bán từ 3.000 - 9.000 đồng/kg nông dân có lãi khoảng 20 - 40 triệu đồng; cây bắp diện tích trồng mới 3,4 ha, đang trong giai đoạn chuẩn bị cho trái và cho trái; cây rau màu (rau nhút, dưa hấu, dưa gang, bầu, bí xanh, dưa leo, rau má,…) diện tích trồng là 238,5 ha, tăng 166,1 ha so với năm 2020. Ngoài ra còn các loại cây trồng khác như: mít, dừa bưởi, na, ổi, sầu riêng,… diện tích trồng 372,3 ha. Công tác xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm, hoạt động các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn được củng cố, thành lập mới, từng bước phát triển gắn với triển khai Đề án OCOP “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, đã có 09 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn từ 3 đến 4 sao. Đến tháng 7 năm 2023, huyện có 18 Hợp tác xã, tăng 04 Hợp tác xã so với đầu nhiệm kỳ (trong đó, 01 Hợp tác xã dịch vụ lúa vàng, 14 Hợp tác xã nông nghiệp, 03 Hợp tác xã phi nông nghiệp), tổng vốn đăng ký là 30.211 triệu đồng, với 202 thành viên (tăng 07 so với năm 2020), hiện xã Mỹ Lạc đang chuẩn bị thành lập mới 01 Hợp tác xã; có 111 Tổ kinh tế hợp tác, với 1.005 thành viên (trong đó, 60 Tổ kinh tế hợp tác theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP, 51 Tổ kinh tế hợp tác sản xuất khác). Năm 2022 Nhãn hiệu chứng nhận Nếp Thủ Thừa được Cục sở hữu trí tuệ quyết định công nhận. Sản phẩm OCOP đạt 4 sao: Dầu tràm con yêu, khóm sấy, thanh long sấy, mít sấy, chuối sấy, xoài sấy, sữa dê sấy; đạt 3 sao: rượu nếp than, sữa chua dê. Chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện gắn với thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch, Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đạt được một số kết quả tích cực; cơ cấu cây trồng có sự chuyển biến theo hướng chú trọng hiệu quả, bước đầu sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nâng giá trị sản phẩm, qua khảo sát cho thấy mức thu nhập của nông dân trong một số mô hình cao hơn ngoài mô hình. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện ổn định, chú trọng đầu tư theo mô hình gia trại, trang trại.Tổng đàn trên địa bàn huyện hiện có: trâu, bò 2.874 con; dê 591 con; heo 4.009 con; gà 44.346 con; vịt 28.123 con. Thủy sản gồm các loại như: ếch, cá lốc, cá trê, lươn và ươm cá bột các loại, chủ yếu tập trung địa bàn xã Long Thạnh, Long Thuận, Mỹ An, Mỹ Phú.

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống cháy rừng được quan tâm thực hiện thường xuyên, từng bước chủ động ứng phó nên hạn chế thiệt hại cho sản xuất và tính mạng, tài sản của người dân. Trên địa bàn huyện có khoảng 1.671 ha rừng sản xuất, chủ yếu tập trung ở xã Tân Long.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao tiếp tục được quan tâm, đầu tư xây dựng thực hiện, cơ bản đảm bảo lộ trình đề ra, đến nay toàn huyện có 07/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 02 xã so với đầu nhiệm kỳ). Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 17,73 tiêu chí/xã, tăng 1,23 tiêu chí so với năm 2020. Ước năm 2023: xã Long Thạnh đạt chuẩn xã nông thôn mới, nâng số xã nông thôn mới toàn huyện lên 08/11 xã và xã Bình Thạnh đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, đạt 50% chỉ tiêu đại hội, các xã còn lại đang thực hiện theo lộ trình kế hoạch. Tiếp tục xây dựng thị trấn Thủ Thừa theo hướng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất ổn định; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, xây dựng bình quân 6,9%/năm. Huyện thường xuyên trao đổi, tiếp xúc, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Các dự án khu công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục được rà soát, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Huyện có 03 dự án Khu công nghiệp và 01 Khu công nghệ môi trường xanh. Khu Công nghiệp Hòa Bình với diện tích 117,67 ha, với 23 dự án đang hoạt động, 08 dự án đang xây dựng, 03 dự án đang trong giai đoạn thiết kế xin cấp phép xây dựng, đang xin chủ trương lập lại phương án bồi thường; Khu công nghiệp Thủ Thừa, đang chờ kết quả đo đạc để thẩm định giá đất bồi thường; Khu công nghiệp, đô thị Suntec (trước đây là Khu công nghiệp Việt Phát) diện tích 1.838,7 ha và Khu Công nghệ môi trường xanh diện tích 1.760 ha, đã ngưng thực hiện, đang chờ chủ trương. Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là các cơ sở xay xát lúa, gạo; cơ sở lò rèn, mộc hoạt động ổn định. Chương trình đột phá về nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư thực hiện các dự án trên địa bàn huyện bằng Nghị quyết chuyên đề gắn với tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TU, ngày 04/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An” luôn được quan tâm lãnh đạo và tiến độ triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đạt kết quả tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành tỉnh, các chủ đầu tư trong thực hiện các công trình, dự án, chú trọng giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài. Đối với Công trình trọng điểm đại hội đã đề ra 04 công trình, kết quả đến nay đã thực hiện hoàn thành 03/04 công trình, tiến độ triển khai thực hiện công trình đảm bảo theo kế hoạch, một số công trình bước đầu phát huy hiệu quả tích cực (hoàn thành: Công trình Đường trục giữa từ thị trấn Thủ Thừa đến Quộc lộ N2; Cầu qua kênh Bo Bo bờ Nam kênh T3; Trung tâm Văn hóa - Thể thao khu vực phía Bắc của huyện. Đang thực hiện: Công trình cầu qua kênh Thủ Thừa (Bến đò cây da nối xã Nhị Thành và Tân Thành), tiến độ đạt 41%).

Thương mại - dịch vụ, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực thương mại bình quân 5,85%/năm (giảm 1,38% so với đầu nhiệm kỳ 7,23%). Các chợ truyền thống và cửa hàng tiện lợi trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của người dân. Tập trung lãnh, chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác kiểm tra hàng gian, hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm. Dịch vụ bưu chính - viễn thông, giao thông, vận tải và các loại hình dịch vụ khác đều phát triển.

Tài chính - Tín dụng, công tác thu ngân sách Nhà nước được thực hiện chặt chẽ, việc tổ chức thực hiện và quản lý điều hành ngân sách đạt khá tốt, thu ngân sách Nhà nước hàng năm đều đạt vượt chỉ tiêu. Thu ngân sách: Từ năm 2021 - 2022 kết quả thu theo chỉ tiêu tỉnh giao là 558,368/378 tỷ đồng, đạt 147,72% so dự toán tỉnh giao và đạt 114,23% so dự toán phấn đấu (HĐND huyện giao là 488,8 tỷ đồng). Tốc độ tăng thu năm 2021 là -4% do thực hiện các chính sách giảm thuế để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; năm 2022 số thu đạt 16,9% so cùng kỳ. Đến 31/7/2023, kết quả thu ngân sách theo chỉ tiêu được 132,9/216/266 tỷ đồng, đạt 61,5% so dự toán tỉnh giao, đạt 45,8% so dự toán phấn đấu (HĐND huyện giao 266 tỷ đồng). Ước thực hiện thu NSNN năm 2023 là 228 tỷ đồng, đạt 105,5% so dự toán đầu năm tỉnh giao. Chi ngân sách: năm 2021 - 2022 kết quả chi ngân sách theo dự toán 1.185,314/1.046,401 tỷ đồng, đạt 113,27%. Công tác điều hành và quản lý chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hoàn thành theo dự toán được giao. Đến 31/7/ 2023, kết quả chi ngân sách theo dự toán là 348,1/531,328 tỷ đồng, đạt 73,08% so dự toán tỉnh giao, đạt 65,5% so dự toán phấn đấu (HĐND huyện giao là 531,328 tỷ đồng). Trong đó: Chi ngân sách huyện là 308,3/452,058 tỷ đồng, đạt 77,6% so dự toán tỉnh giao, đạt 68,2% dự toán HĐND quyết định, đạt 106,1% so cùng kỳ (không bao gồm chi bổ sung cho ngân sách xã); Chi ngân sách xã là 39,8/79,27 tỷ đồng, đạt 50,2% so dự toán, đạt 90,5% so cùng kỳ. Ước thực hiện năm 2023, tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện 573,919 tỷ đồng, đạt 108% so kế hoạch, bằng 92% so cùng kỳ. Hoạt động của các tổ chức tín dụng cơ bản ổn định, số dư huy động vốn và cho vay đều tăng, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát theo mức quy định; đồng thời thực hiện giải ngân kịp thời cho các đối tượng tiếp cận vốn hỗ trợ theo từng chương trình ưu đãi của Chính phủ. Lũy kế tính đến tháng 7 năm 2023 của các tổ chức tín dụng như sau: Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổng nguồn vốn huy động qua tổ chức, cá nhân là 67.657 triệu đồng; nguồn vốn huy động qua tổ tiết kiệm và vay vốn là 37.661 triệu đồng; tổng dư nợ là 358.599 triệu đồng; nợ quá hạn là 623 triệu đồng; nợ khoanh là 515 triệu đồng. Quỹ tín dụng nhân dân Cầu Voi tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức cá nhân là 31.760 triệu đồng; nguồn vốn huy động qua tổ chức tiết kiệm và vay vốn là 1.676 triệu đồng; dư nợ cho vay là 38.202 triệu đồng; nợ quá hạn là 518 triệu đồng. Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Thủ Thừa tổng nguồn vốn huy động từ tổ chức cá nhân là 21.740 triệu đồng; dư nợ cho vay là 21.933,2 triệu đồng; nợ quá hạn là 450 triệu đồng.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo theo Luật đầu tư công và kế hoạch đầu tư trung hạn. Khối lượng thực hiện và giá trị giải ngân các công trình theo danh mục hàng năm đều đạt kế hoạch và đến nay không còn nợ đọng. Huyện tập trung các nguồn vốn để thực hiện các công trình trọng điểm, chương trình đột phá và các công trình bức xúc, từ đó hệ thống hạ tầng của huyện từng bước được cải thiện, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vốn tỉnh: kế hoạch vốn tỉnh hỗ trợ năm 2021 - 2022 là 178,410 tỷ đồng, giá trị giải ngân đạt 99,76%. Năm 2023, kế hoạch vốn được giao là 52,080 tỷ đồng, giá trị giải ngân đến hết quí II là 39,523 tỷ đồng đạt 75,89%, ước giá trị giải ngân hết niên độ năm 2023 đạt 100% kế hoạch được giao. Vốn huyện: kế hoạch năm 2021 - 2022 là 493,826 tỷ đồng, giá trị giải ngân đạt 78,60%. Năm 2023, kế hoạch vốn được giao là 285,162 tỷ đồng, giá trị giải ngân đến hết quý II là 105.565 tỷ đồng, đạt 37,28%, ước giá trị giải ngân hết niên độ năm 2023 đạt 100% kế hoạch được giao.

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai - xây dựng luôn được quan tâm. Việc quản lý, sử dụng và tổ chức sắp xếp đất công, tài sản công được tập trung thực hiện. Công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý đất đai, sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế. Việc điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đảm bảo theo chỉ tiêu phân bổ của tỉnh, yêu cầu phát triển của huyện. Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực môi trường luôn được chú trọng, tiếp tục vận động Nhân dân thực hiện khá tốt chủ trương thu gom rác sinh hoạt tại khu vực trung tâm thị trấn Thủ Thừa, khu dân cư tập trung ở nông thôn; chương trình nước sạch được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại Trung tâm thị trấn Thủ Thừa đạt 100%, khu dân cư tập trung nông thôn tháng 7/2023 đạt 96/97%, ước tính cuối năm 2023 đạt 97%. Tỷ lệ sử dụng nước sạch khu vực đô thị ước tính cuối năm 2023 đạt 86/90%; khu vực nông thôn, ước tính cuối năm 2023 đạt 60/70%.

Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, tập trung các giải pháp, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục; công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ được giữ vững và từng bước nâng tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học hàng năm bình quân đạt 100%; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trên 99%; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98%. Hiện có 12/12 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS mức độ 3; công tác xóa mù chữ mức độ 2. Thanh niên trong độ tuổi 18 - 21 tuổi có bằng tốt nghiệp THPT, TCCN, tốt nghiệp nghề là 3.424/4.147, tỷ lệ 82,56%. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ. Hệ thống mạng lưới trường, lớp từng bước hoàn thiện ở các cấp học, đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa; hiện nay, có 24/32 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 75%. Giáo dục mầm non đạt 8/11 trường, tỷ lệ 72,7%; tiểu học đạt 8/12 trường, tỷ lệ 66,7%; trung học cơ sở đạt 8/9 trường, tỷ lệ 88,9%.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và nâng cao chất lượng dân số có nhiều tiến bộ; việc thực hiện mô hình bệnh viện tự chủ tại Trung tâm Y tế huyện cùng với đẩy mạnh phát triển y tế tư nhân đã góp phần đáp ứng yêu cầu và từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của người dân; tập trung nhiều giải pháp phù hợp để kiểm soát tình hình dịch bệnh, nhất là dịch Covid-19. Cơ sở vật chất Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế các xã, thị trấn được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp. Đội ngũ y, bác sĩ được quan tâm đào tạo về y đức, chuyên môn và lý luận chính trị; mạng lưới y tế cơ sở thường xuyên được củng cố, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia, các chỉ tiêu về y tế. Huyện có 11 đơn vị đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế: Nhị Thành, Bình Thạnh, Mỹ Lạc, Bình An, Mỹ An, Mỹ Phú, Long Thạnh, Long Thuận, Mỹ Thạnh, Tân Thành và thị trấn Thủ Thừa; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6,46%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng là 6,39%, theo chiều cao là 6,8%; tỷ lệ hộ có hố xí, nhà tiêu hợp vệ sinh đã thực hiện là 88,57/95%; Trạm Y tế xã có bác sĩ 12/12 trạm, bình quân 5,8 Bác sĩ/vạn dân. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em có sự tập trung chỉ đạo thực hiện; mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản được mở rộng đến cơ sở, đáp ứng nhu cầu của người dân. Tích cực vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt 91,49/96%, đạt 95,3% so với Nghị quyết.

Hoạt động Văn hóa, thông tin và thể dục, thể thao tiếp tục phát triển đa dạng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng xã văn hóa - nông thôn mới lan tỏa sâu rộng. Các thiết chế văn hóa thể thao và di tích lịch sử đã huy động được nguồn lực xã hội hóa cùng với ngân sách Nhà nước đầu tư xây mới, mở rộng, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục truyền thống Hiện nay toàn huyện có 56/56 ấp, khu phố văn hóa. Có 10/11 xã văn hóa nông thôn mới: Nhị Thành, Mỹ An, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, Long Thuận, Mỹ Phú, Bình Thạnh, Bình An, Tân Thành và Long Thạnh đạt tỷ lệ 90,9% (riêng xã Tân Long mới sáp nhập từ 2 xã Tân Lập và Long Thành nên chưa đủ thời gian để công nhận xã Văn hóa). 07/11 xã đạt xã nông thôn mới: Nhị Thành, Bình Thạnh, Mỹ Lạc, Mỹ An, Mỹ Phú, Bình An và Mỹ Thạnh. Xây dựng mới Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh huyện, Trung tâm văn hóa - thể thao khu vực phía Bắc của huyện; có 10/12 xã, thị trấn có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng đạt chuẩn; có 56/56 ấp, khu phố có Nhà văn hóa - khu thể thao (trong đó 18 nhà văn hóa xây dựng mới, 28 nhà văn hóa cải tạo, sửa chữa từ trường học, 10 nhà văn hóa sử dụng nhà dân và Đình). Huyện có 4 di tích lịch sử (01 cấp quốc gia, 03 cấp tỉnh) đã được xây dựng, trùng tu từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Công tác chuyển đổi số được tích cực triển khai theo kế hoạch, bám sát vào các nhiệm vụ trọng tâm; trong đó tăng cường dịch vụ công trực tuyến và giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đảm bảo theo quy định; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong việc quản lý, điều hành.

Chế độ đối với người có công, chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đảm bảo chặt chẽ, công tác vận động xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “vì người nghèo” hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Xây dựng 09 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 80 căn nhà tình nghĩa với số tiền 2.940 triệu đồng. Vận động xây dựng và sửa chữa 37 căn nhà tình thương, nhà đại đoàn kết với số tiền 2.760 triệu đồng. Công tác giảm nghèo, tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho lao động được các ngành và địa phương chú trọng thực hiện. Hộ nghèo giảm được 92 hộ, đầu nhiệm kỳ có 354 hộ nghèo đến năm tháng 7/2023 còn 262 hộ nghèo, chiếm 0,91%. Giải quyết việc làm cho 2.352/4.000 lao động, đạt 58,8%; lao động qua đào tạo đạt 74/75%, đạt 98,66%; trong đó lao động có văn bằng chứng chỉ 37/40%, đạt 92,5%.

Công tác quốc phòng, quân sự địa phương tiếp tục được tăng cường. Tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện và diễn tập cấp xã theo kế hoạch. Công tác xây dựng lực lượng từng bước được nâng lên, đảm bảo theo biên chế, chỉ tiêu. Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm luôn hoàn thành 100% kế hoạch được giao, chất lượng được nâng cao; thực hiện tốt công tác tuyển sinh ngành quân sự. Công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đảm bảo.

Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tập trung với tinh thần chủ động, phối hợp chặt chẽ, nắm chắc tình hình, góp phần giữ vững ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu được Nhân dân tích cực tham gia. Công tác phòng, chống tội phạm, điều tra khám phá án, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm vượt chỉ tiêu đề ra, những vấn đề, vụ việc phát sinh được xử lý kịp thời. Năm 2020: phạm pháp hình sự 44 vụ, tai nạn giao thông xảy ra 10 vụ, tệ nạn xã hội 42 vụ; năm 2021: phạm pháp hình sự 37 vụ, tội phạm và tệ nạn ma túy 00 vụ, tai nạn giao thông xảy ra 17 vụ, tệ nạn xã hội 20 vụ; năm 2022: phạm pháp hình sự 49 vụ, tai nạn giao thông xảy ra 02 vụ, tệ nạn xã hội 30 vụ; tháng 7/2023 phạm pháp hình sự xảy ra 02 vụ; tai nạn giao thông xảy ra 02vụ; tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng xảy ra 01 vụ. Thực hiện quyết liệt Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo tiến độ.

Lĩnh vực nội chính được đảm bảo. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm thường xuyên. Chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tiếp tục nâng lên, không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, hạn chế án tồn. Tăng cường công tác thanh tra Nhà nước trên một số lĩnh vực nhạy cảm, kịp thời chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót và xử lý nghiêm sai phạm có tính chất nghiêm trọng. Thanh tra ngân sách, các nguồn tài chính khác và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng UBND xã Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh, Tân Thành, Bình Thạnh, Tân Long, Long Thạnh, Trường Tiểu học Bình Thạnh, Trường Tiểu học Nhị Thành. Kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị và đã ban hành kết luận 08/08 cuộc. Qua thanh tra phát hiện vi phạm số tiền 67.445.000 đồng (đã thu hồi nộp vào NSNN); kiểm điểm, rút kinh nghiệm 02 tập thể, 42 cá nhân (trong đó có 08 người đứng đầu). Công tác tiếp và đối thoại trực tiếp với công dân, hòa giải cơ sở, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được các ngành, các cấp duy trì thực hiện theo quy định. Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tổng số lượt tiếp: 1.232 lượt, 1.232 người (tiếp thường xuyên 998 lượt, lãnh đạo tiếp 234 lượt), trong đó cấp huyện 635 lượt, cấp xã 597 lượt. Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo nhận: 32 đơn kỳ trước chuyển sang, 676 đơn trong kỳ. Số đơn đã xử lý/Tổng số đơn tiếp nhận: 708 đơn, đơn thuộc thẩm quyền 535 đơn, số đơn còn đang giải quyết: 04 đơn. Công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được quan tâm thực hiện nghiêm túc, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, góp phần răn đe, phòng ngừa, kiềm chế tham nhũng, tiêu cực; từ đầu nhiệm kỳ đến nay không có vi phạm xảy ra.

Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn, đổi mới về tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động theo hướng sát cơ sở, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; trình độ  của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay. Nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị và các quy định của Đảng về nêu gương.

 

 

 

 

 

 

 

Châu Ly - VPHU
Liên kết website